Cayanqua.net - cây ăn quả, giống cây, cây giống đại học nông nghiệp, chuyên cây giống
» » » » Sơ ri Thái (Sa ri. Cerise. Malpighia glabra)


Cây sơ ri thái
Đặc điểm:
- Cây Sơ ri thái mau phát triển, cây có thể ra trái sau thời gian trồng 6-8 tháng từ cây chiếc cành. Cây trưởng thành cao khoảng 2-4m. Tàn từ 2-3m. Cây không kén đất. Dễ chăm sóc, và rất hiếm sâu bệnh
- Trái sơ ri thái ngọt hay chua tùy vào điều kiện trồng, nếu cây thiếu chất thì trái sẽ chua. Trái sơ ri thái lớn hơn 1,5 so với Sơ ri thường, khi chín quả chuyển từ màu xanh sang vàng và cuối cùng là màu đỏ.
- Giống Sơ ri thái trồng chậu được, dễ đậu trái hơn rất nhiều so với Sơ ri VN. Đây là đặc điểm vượt trội mà không Sơ ri VN chưa khắc phục nổi. Chậu để trồng được Sơ ri tối thiểu có đường kính 0,4m. Có thể cắt tỉa chiều cao để dễ chăm sóc.
- Cây sơ ri ưa nắng nhưng vẫn có thể trồng được trong bóng râm nhưng phát triển không mạnh bằng cây trồng đầy đủ nắng.
Phân biệt Sơ ri thái: lá Sơ ri thái nhỏ và dầy hơn so với Sơ ri ở VN.
- Trái sơri được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít. 81% thành phần cấu tạo quả sơri là nước có chứa các chất khoáng hòa tan và vitamin. Có thể tìm thấy trong trái sơri rất nhiều loại chất khoáng (500mg/100g), canxi (17mg/100g), kẽm (250mg/100g), sắt, đồng… Tỷ lệ vitamin C có trong 100g sơri có thể từ 4 tới 21mg, nhưng thường xuyên nhất là ở mức trên dưới 15mg. Lượng vitamin A tổng hợp là 0,4mg/100g, và tuyệt vời hơn nữa là mọi loại vitamin nhóm B đều có trong quả sơri với một tỷ lệ rất hợp lý. Do có hàm lượng nước và kẽm cao, sơri rất có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, do lượng chất khoáng phong phú, sơri tham gia tích cực vào việc làm cân bằng hoạt động của cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa của sơri khi vào cơ thể làm giải phóng kẽm, làm trung hòa chế độ dinh dưỡng hiện nay đôi khi có quá nhiều axít.
Cây Sơ ri thái trồng chậu đường kính 20cm đã cho bông và trái


About Tân Nông Nghiệp

Việt An Nông
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply