Đặc điểm, sinh thái
Trầm hương được lấy từ cây trầm, trầm gió hay tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae). Trầm phân bố ở Việt Nam, Lào, Ấn Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum...
Trầm hương được lấy từ cây trầm, trầm gió hay tiến khẩu (Aquilaria crassma Pierre ex Lecomte) thuộc họ trầm (Thymeleaceae). Trầm phân bố ở Việt Nam, Lào, Ấn Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum...
Cây mọc trong các rừng ẩm nhiệt đới. Có thể gặp ở độ cao 1.000 mét, nhưng tập trung ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy. Mùa hoa tháng 7 – 8. Quả chín tháng 9 – 10.Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất rắn như đá, nặng, bóng, màu cánh gián, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.
Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng. Người ta gọi đó là “tốc trầm”. Trầm hương được phân loại thành trầm và kỳ nam, trong đó, kỳ nam được coi là loại tốt nhất. Kỳ nam lại được chia thành nhiều loại nữa theo phương thức cổ điển của y học cổ truyền “nhất bạch, nhì thanh, tam hoàng, tứ hắc”, cụ thể là bạch kỳ nam (màu trắng, loại I, rất hiếm), thanh kỳ nam (màu xanh, loại II), huỳnh kỳ nam (màu vàng, loại III), hắc kỳ nam (màu đen, loại IV).
Truyền thuyết trầm hương
Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.
Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm” giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.
Truyền thuyết trầm hương
Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.
Theo tập tục, vào những ngày lễ hội, cúng tế, giỗ tết, nhân dân thường thắp hương trầm hoặc đốt gỗ trầm trong lư, đỉnh cho thơm cửa nhà, đình chùa và dâng phần hương khói trân trọng đối với tổ tiên, thành kính tưởng nhớ đến người xưa. Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà La Môn đều coi trầm hương như vật “giao lưu truyền cảm” giữa thế giới thực tại với cõi thần linh.
Dược liệu quý.
Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.
Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận.
Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.
Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Tinh dầu cất từ trầm hương là chất định hương cao cấp cho các loại nước hoa và mỹ phẩm đắt giá điển hình của phương Đông.
Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm; lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Khói trầm hương được dùng như một chất trừ tà, uế khí. Nước trầm hương được vẩy lên xác ướp để bảo quản. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận.
Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, trấn tĩnh, giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng trầm hương phối hợp với chỉ xác, nam mộc hương, hạt cải củ, sao vàng, sắc nước uống chữa thủy thũng, bụng đầy chướng. Hải Thượng Lãn Ông (Bách gia trân tăng) lại dùng trầm hương với mộc hương, nhục quế, bạch đàn, tán bột, làm viên uống với nước sắc lá hoắc hương để chữa nôn mửa không dứt.
Một số bài thuốc từ trầm hương
Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày: Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.
Chữa hen suyễn: Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.
Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
Để tạo mùi thơm đặc biệt và làm tăng giá trị sử dụng của các loại cao động vật, người ta thường gia thêm khi nấu cao ít trầm hương đã tán vụn. Chú ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.
Cung cấp cây giống dó bầu tạo trầm hương 6.500đ/cây
Thế Giới Cây Giống . since 1993
20 năm tuyển chọn giống cây trồng
0906194819 - 098886820
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
Điện thoại liên lạc :
0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )
0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)
Không có nhận xét nào: