Lựu trắng (Lựu bạch) |
- Trái to nhất bằng cái chén, màu vàng.
- Ngoài ăn trái ra giống này còn dùng làm thuốc.
- Cây lựu trắng trồng chậu được. Ưa vị trí có nắng, chậu có đường kính tối thiểu để trồng lựu là 0,4m
Cây lựu chữa bệnh giun sán
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý có độc).
Lựu có tên khoa học là Puni-cagranatum L., là một cây gỗ nhỏ cao đến 3-4 mét, được trồng làm cây ăn quả hoặc làm cảnh; hoa màu đỏ hoặc trắng (bạch lựu). Quả lựu to bằng nắm tay, có lớp vỏ dày, trong chứa nhiều hạt, áo hạt mọng, màu vàng ngà, có vị ngọt, thơm.
Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Ở Pháp người ta dùng vỏ rễ, vỏ thân cây lựu để chiết suất alkaloid làm thuốc tẩy giun sán.
Các nghiên cứu cho thấy, vỏ quả lựu có tác dụng diệt trực khuẩn lỵ, dùng chữa lỵ trực khuẩn khá tốt. Vỏ rễ và vỏ thân cây lựu có tác dụng làm cho sán tê liệt và bị đẩy ra ngoài theo phân. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Đông y thường dùng lựu để trừ giun sán, chữa tiêu chảy hoặc bệnh phụ khoa. Một số ví dụ:
Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Ở Pháp người ta dùng vỏ rễ, vỏ thân cây lựu để chiết suất alkaloid làm thuốc tẩy giun sán.
Các nghiên cứu cho thấy, vỏ quả lựu có tác dụng diệt trực khuẩn lỵ, dùng chữa lỵ trực khuẩn khá tốt. Vỏ rễ và vỏ thân cây lựu có tác dụng làm cho sán tê liệt và bị đẩy ra ngoài theo phân. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Đông y thường dùng lựu để trừ giun sán, chữa tiêu chảy hoặc bệnh phụ khoa. Một số ví dụ:
- Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10 g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5 g, cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.
- Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10 g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường đủ ngọt (20 g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
- Tẩy sán: Vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau già 4 g. Làm bột thô (to như mảnh ngô xay), sắc 3 lần, cô lại còn 250 ml thuốc. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng sớm hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi đi ngoài, phải nhúng mông vào chậu nước ấm (37 độ C) để sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để đảm bảo nhiệt độ luôn ở khoảng 35-37 độ C).
- Tẩy sán: Vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau già 4 g. Làm bột thô (to như mảnh ngô xay), sắc 3 lần, cô lại còn 250 ml thuốc. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng sớm hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi đi ngoài, phải nhúng mông vào chậu nước ấm (37 độ C) để sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để đảm bảo nhiệt độ luôn ở khoảng 35-37 độ C).
Chú ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không rỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Không có nhận xét nào: